Bước tới nội dung

Khỉ đuôi dài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khỉ đuôi dài[1]
M. fascicularis tại Công viên Quốc gia Tarutao, Thái Lan
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Phân bộ (subordo)Haplorhini
Phân thứ bộ (infraordo)Simiiformes
Họ (familia)Cercopithecidae
Chi (genus)Macaca
Loài (species)M. fascicularis
Danh pháp hai phần
Macaca fascicularis
(Raffles, 1821)
Phạm vi phân bố của khỉ đuôi dài
Phạm vi phân bố của khỉ đuôi dài
Danh pháp đồng nghĩa[3][4][5][6]

Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), còn gọi là khỉ ăn cua, là một loài linh trưởng họ Khỉ Cựu Thế giới có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nó được gọi là khỉ cynomolgus trong các phòng thí nghiệm. Nó có lịch sử lâu đời sống chung với con người;[7] nó đã được luân phiên coi là một loài gây hại nông nghiệp,[8] động vật linh thiêng trong một số ngôi đền,[9] và gần đây hơn, vật thí nghiệm trong y học.[7]

Khỉ đuôi dài sống trong các nhóm xã hội mẫu hệ lên đến tám cá thể do con cái thống trị.[10] Các thành viên đực rời nhóm khi đến độ tuổi dậy thì.[11] Nó là loài ăn tạp cơ hội[12] và đã được ghi nhận bằng là biết sử dụng các công cụ để kiếm thức ăn ở Thái LanMyanmar.[13] Khỉ đuôi dài là một loài xâm lấn và là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học ở một số nơi, bao gồm Hồng Kông và phía tây New Guinea. Sự chồng chéo đáng kể trong không gian sống của khỉ và con người đã dẫn đến sự mất môi trường sống nghiêm trọng hơn,[7] và sự tranh chấp xung đột về tài nguyên.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Macaca bắt nguồn từ từ tiếng Bồ Đào Nha macaco, có nguồn gốc từ makaku, một từ Ibinda (ngôn ngữ Tây Phi) (kaku có nghĩa là "khỉ" trong Ibinda).[14] Tên gọi cụ thể fascicularistiếng Latinh nghĩa là một dải hoặc sọc nhỏ. Ngài Thomas Raffles, người đặt tên khoa học cho loài này vào năm 1821, không nói rõ ý của ông khi sử dụng từ này.

Ở Indonesia và Malaysia, M. fascicularis và các loài khỉ khác thường được gọi chung là kera, có thể do tiếng kêu the thé của chúng.[15]

Loài này có một vài tên gọi chung. Nó thường được gọi là khỉ đuôi dài do đuôi của nó thường dài hơn thân.[16] Cái tên khỉ ăn cua đề cập đến việc nó thường được nhìn thấy ở các bãi biển kiếm cua để ăn. Một tên thông thường khác của M. fascicularis là khỉ cynomolgus, từ tên của một chủng tộc người có mái tóc dài và râu đẹp sử dụng chó để săn bắn theo Aristophanes của Byzantium, người dường như là người bắt nguồn từ nguyên của từ cynomolgus từ tiếng Hy Lạp κύωκύ, cyon 'chó' (gen. cyno-s) và động từ ἀμέλγειν, amelgein 'vắt sữa' (adj. amolg-os), bằng cách nói nhưng không có chứng cứ rằng chúng vắt sữa những con chó cái.[17] Tên này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm.

Ở Thái Lan, loài này được gọi là "ลิงแสม" (Ling s̄æm; nghĩa đen là 'khỉ rừng ngập mặn') vì nó sống và kiếm ăn trong các khu rừng ngập mặn.[18]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

10 phân loài của M. fascicularis là:

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể của con trưởng thành, khác nhau giữa các phân loài, là 38–55 cm với tay và chân tương đối ngắn. Con đực lớn hơn đáng kể so với con cái, cân nặng 5–9 kg so với cân nặng 3–6 kg của con cái.[16] Đuôi dài hơn cơ thể, thường dài 40–65 cm, được sử dụng để giữ thăng bằng khi chúng nhảy khoảng cách lên đến 5 m.[16] Các phần trên của cơ thể có màu nâu sẫm với các chóp màu nâu vàng nhạt. Các phần bên dưới có màu xám nhạt với phần đuôi màu xám đậm/nâu. Khỉ ăn cua có lông đỉnh hướng ra sau, đôi khi tạo thành mào ngắn ở đường giữa. Da của chúng có màu đen ở bàn chân và tai, trong khi da ở mõm có màu hồng xám nhạt. Mí mắt thường có những mảng trắng nổi rõ và đôi khi có những chấm trắng trên tai. Con đực có ria mép và râu trên má đặc trưng, trong khi con cái chỉ có râu trên má. Khỉ ăn cua có một túi má dùng để đựng thức ăn trong khi kiếm ăn. Con cái không có biểu hiện sưng hậu môn.[20]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 161–162. ISBN 0-801-88221-4.
  2. ^ Eudey, A.; Kumar, A.; Singh, M.; Boonratana, R. (2021). Macaca fascicularis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2021: e.T12551A204494260. doi:10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T12551A204494260.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ P H Napier; C P Groves (tháng 7 năm 1983). “Simia fascicularis Raffles, 1821 (Mammalia, Primates): request for the suppression under the plenary powers of Simia aygula Linnaeus, 1758, a senior synonym. Z.N.(S.) 2399”. Bulletin of Zoological Nomenclature. 40 (2): 117–118. ISSN 0007-5167. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012. Simia aygula is quite clearly the Crab-eating or Long-tailed Macaque, as Buffon opined as early as 1766.
  4. ^ J. D. D. Smith (2001). “Supplement 1986-2000” (PDF). Official List and Indexes of Names and Works in Zoology. International Trust for Zoological Nomenclature. tr. 8. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012. Suppressed under the plenary power for the purposes of the Principle of Priority, but not for those of the Principle of Homonymy
  5. ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Macaca fascicularis fascicularis”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  6. ^ Linnaeus, Carl (1758). Systema naturæ. Regnum animale (ấn bản thứ 10). Sumptibus Guilielmi Engelmann. tr. 27. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  7. ^ a b c Gumert, MD; Fuentes A; Jones-Engel, L. (2011). Monkeys on the Edge: Ecology and Management of Long-tailed Macaques and their Interface with Humans. Cambridge University Press.
  8. ^ Long, John (2003). Introduced Mammals of the World: Their History, Distribution, and Influence. Australia: CSIRO Publishing. tr. 74. ISBN 978-0643067141.
  9. ^ “Island of the Monkey God”. Off the Fence. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2013.
  10. ^ van Noordwijk, M.; van Schaik, C. (1999). “The Effects of Dominance Rank and Group Size on Female Lifetime Reproductive Success in Wild Long-tailed Macaques, Macaca fascicularis”. Primates. 40 (1): 105–130. doi:10.1007/bf02557705. PMID 23179535.
  11. ^ de Ruiter, Jan; Eli Geffen (1998). “Relatedness of matrilines, dispersing males and social groups in long-tailed macaques (Macaca fascicularis)”. Proceedings of the Royal Society B. 265 (1391): 79–87. doi:10.1098/rspb.1998.0267. PMC 1688868. PMID 9474793.
  12. ^ Bonadio, C. (2000). Macaca fascicularis. Animal Diversity Web. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  13. ^ Gumert, MD; Kluck, M.; Malaivijitnond, S. (2009). “The physical characteristics and usage patterns of stone axe and pounding hammers used by long-tailed macaques in the Andaman Sea region of Thailand”. American Journal of Primatology. 71 (7): 594–608. doi:10.1002/ajp.20694. PMID 19405083. S2CID 22384150.
  14. ^ Zimmer, Benjamin. “Makaku, macaco, macaque, macaca”. Language Log. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  15. ^ Raffles, Thomas Stamford (1821). “Descriptive Catalogue of a Zoological Collection, made on account of the Honourable East India Company, in the Island of Sumatra and its Vicinity, under the Direction of Sir Thomas Stamford Raffles, Lieutenant-Governor of Fort Marlborough”. Transactions of the Linnean Society of London. 13 (1): 246–247. doi:10.1111/j.1095-8339.1821.tb00064.x. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  16. ^ a b c Cawthon Lang, Kristina. “Primate Factsheets: Long-tailed macaque (Macaca fascicularis) Taxonomy, Morphology, & Ecology”. Primate Info Net. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2013.
  17. ^ Aristophanes of Byzantium, Tῶν Ἀριστοτέλους περί ζώων ἐπιτομή. ΑΠΑΝΤΑ Ι, 2.59. ΚΑΚΤΟΣ 1998.
  18. ^ DL (ngày 15 tháng 2 năm 2013). “ลิงแสมในป่าชายเลนที่เราต้องเจอ”. Oknation (bằng tiếng Thái). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017.
  19. ^ Wilson, Don E.; Reeder, DeeAnn M. biên tập (2005). “Macaca fascicularis”. Mammal species of the world: a taxonomic and geographic reference (ấn bản thứ 3). Baltimore: Johns Hopkins University Press. ISBN 978-0-8018-8221-0.
  20. ^ Carter, Steve. “Global Invasive Species Database”. Macaca fascicularis (mammal). Invasive Species Specialist Group. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]